Dương Nhật đồng hành cùng Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre (DOHACO) với Dự án “Trạm Xử lý nước thải Nhà máy Giấy Giao Long”. Nhà máy Giấy Giao Long là một trong những nhà máy sản xuất giấy có quy mô lớn nhất của tỉnh Bến Tre và đứng trong TOP 10 của ngành Giấy Việt Nam với tổng quy mô sản xuất 300.000 tấn giấy/năm.
(Trạm Xử lý nước thải Nhà máy Giấy Giao Long)
Nhà máy đã đi vào hoạt động sản xuất chính thức và hệ thống xử lý nước thải vận hành ổn định, Dương Nhật xin chia sẻ một số kinh nghiệm xử lý các sự cố có thể xảy ra tại Hệ Thống Xử lý Nước Thải nhà máy Giấy.
Các giải pháp và biện pháp ứng phó các sự cố đối với Hệ Thống Xử Lý Nước thải tại DOHACO trong giai đoạn khởi động nhà máy như sau:
1. Quá trình xả thải từ công đoạn Xeo giấy không kiểm soát, do quá trình cân chỉnh dây chuyền sản xuất chưa ổn định (lượng xả max 1.100 – 1.200 m3/h) làm tràn, mương dẫn và hệ thống tiếp nhận.
• Giải pháp:
+ Luôn có bơm dự phòng cho hệ thống;
+ Trong hệ thống phải có bể chứa nước khẩn cấp để đảm bảo tiếp nhận nguồn nước thải này.
• Biện pháp khắc phục:
+ Lắp bổ sung bơm sự cố;
+ Điều tiết quá trình xả thải và chuẩn bị các phương án sẵng sàn tiếp ứng.
2. Hệ thống tách rác, tách cát trong dây chuyền sản xuất bị sự cố dẫn đến rác, cát đổ về hệ thống xử lý không kiểm soát.
• Giải pháp:
+ Thiết kế lược rác thô đầu vào với hệ số vượt tải an toàn;
+ Luôn có song chắn rác thô dự phòng;
+ Phải có hệ thống bẫy cát hoàn chỉnh trước khi vào hệ thống tiếp nhận.
3. Nước thải đầu vào có chất tẩy rửa, diệt khuẩn, có chất hoạt động bề mặt cao làm ảnh hưởng quá trình hoạt động của vi sinh dẫn đến chất lượng nước đầu ra không ổn định.
• Giải pháp:
+ Phải có bể chứa nước thải tẩy rửa riêng, được lắp đặt thiết bị sục khí hoàn chỉnh;
+Thời gian lưu nước tại bể từ 10 – 15 ngày, sau 10-15 ngày bơm từ từ có kiểm soát lưu lượng về xử lý chung với nước thải sản xuất. Quá trình bơm phải theo dõi chặt chẽ các thông số hoạt động của vi sinh.
• Biện pháp khắc phục khi hệ vi sinh bị ảnh hưởng bởi nguồn nước có chứa chất tẩy rửa, diệt khuẩn:
+ Ngưng nạp tải và chạy nội tuần hoàn cho cụm bể vi sinh;
+ Tuần hoàn pha loãng để giảm độc tố trong các bể vi sinh;
+ Bổ sung thêm men vi sinh kỵ khí và hiếu khí để phục hồi sinh khối bùn, tăng mật độ vi sinh cho bùn sinh học.
4. Nhiệt độ của nước thải từ nhà máy xả về hệ thống thu gom cao, trung bình 42-45 độ. Làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh trong bể xử lý sinh học.
• Giải pháp:
+ Phải có hệ thống giải nhiệt để đảm bảo nhiệt độ khi vào cụm bể xử lý vi sinh < 37 0C;
+ Lắp đặt thiết bị giám sát nhiệt độ online tại bể điều hòa và vi sinh.
• Biện pháp khắc phục khi hệ vi sinh bị ảnh hưởng do nhiệt độ:
+ Ngưng nạp tải kiểm soát lại nhiệt độ khi nào nhiệt độ <37 0C mới nạp tải từ thấp đến cao;
+ Nội tuần hoàn nước sau xử lý có nhiệt độ thấp để giảm nhiệt độ nước thải đầu vào;
+ Bổ sung men vi sinh bể kỵ khí và hiếu khí để ổn định hệ thống.
5. Nồng độ ô nhiễm vượt ngưỡng thiết kế. COD, TSS cao hơn ngưỡng thiết kế dẫn đến hệ thống quá tải.
• Giải pháp:
+ Cân đối lại quá trình tuần hoàn nước trong hệ thống sản xuất;
+ Thường xuyên kiểm soát chất lượng nước tại hồ chứa bột.
• Biện pháp khắc phục khi hệ thống vượt tải xử lý:
+ Giảm lưu lượng nạp vào hệ thống để đảm bảo hệ thống giử ở mức ổn định;
+ Bổ sung men vi sinh bể kỵ khí và hiếu khí để ổn định hệ thống.
+ Kiểm soát lại lưu lượng nạp vào hệ thống để đảm bảo tải nạp không vượt tải thiết kế;
+ Bổ sung nước mới hoặc thay nước tại bể chứa bột để đưa các thành phần ô nhiễm về mức thiết kế
CÁC HÌNH ẢNH TẠI THỜI ĐIỂM SỰ CỐ
(Dây chuyền sản xuất bị sự cố nước và rác xả về quá tải hệ thống)
(Trạm xử lý nước thải phải chạy vượt thiết kế để giải quyết lượng nước thải cho nhà máy)
(Nước thải từ quá trình tẩy rửa nhà máy bơm không đúng quy trình về trạm xử lý vi sinh)
(Thành phần nước thải đầu vào có chứa chất tẩy rửa, bọt làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh)
(Nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh xử lý nước thải. Hệ vi sinh bị sốc nhiệt)
DƯƠNG NHẬT – LUÔN ĐÁP ỨNG TỐT HƠN MỌI SỰ CAM KẾT